Huyết dụ vị nhạt, tính mát, tác dụng làm mát máu, bổ huyết, cầm máu lại vừa làm tan máu ứ, thổ huyết, ho ra máu, tiểu tiện ra máu, giảm đau phong thấp nhức xương. Huyết dụ còn tên gọi là phật dụ, thiết thụ (trung dược), chổng đeng (Tày), co trướng lậu (Thái), quyền diên ái (Dao), có tên khoa học là cordyline terminalis kunth. Có hai loại cây huyết dụ, loại lá đỏ cả hai mặt và loại lá đỏ một mặt còn mặt kia màu xanh. Cả hai loại đều được dùng làm thuốc, nhưng loại hai mặt đỏ tốt hơn. Theo đông y, huyết dụ vị nhạt, tính mát, tác dụng làm mát máu, bổ huyết, cầm máu lại vừa làm tan máu ứ, giảm đau phong thấp nhức xương trị rong kinh, xích bạch đới, kiết lỵ, lậu, sốt xuất huyết, thổ huyết, ho ra máu, tiểu tiện ra máu. Liều dùng trung bình 20 - 30g lá tươi, 8 - 16g lá khô cho các dạng thuốc sắc, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác Xuất sứ: việt nam Hsd: 6 tháng