Đĩa Game PS4 Street Fighter Champion - Hàng Nhập Khẩu

Hãng: Newgame | Xem thêm các sản phẩm Đĩa Game của Newgame
Đánh giá game Street Fighter V: Champion EditionStreet Fighter V: Champion Edition là phiên bản cập nhật thứ ba với khối lượng nội dung khá đồ sộ của tựa game Street Fighter V tròn bốn năm tuổi.Lần ...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Đĩa Game PS4 Street Fighter Champion - Hàng Nhập Khẩu

Đánh giá game Street Fighter V: Champion Edition

Street Fighter V: Champion Edition là phiên bản cập nhật thứ ba với khối lượng nội dung khá đồ sộ của tựa game Street Fighter V tròn bốn năm tuổi.

Lần đầu phát hành vào năm 2016, Street Fighter V đã nhận nhiều ý kiến trái chiều khi so sánh với Street Fighter IV đều thua thiệt đủ đường. Từ số lượng 16 nhân vật “đấu võ đường phố” quá ít cho đến không có chế độ chơi Arcade được rất nhiều người chơi yêu thích. Thậm chí, như người Việt vẫn thường nói “ghét nhau ghét cả đường đi lối về”, nhiều người chơi còn chỉ trích đến “giao diện this, giao diện that”. Thật quá đáng nhưng kỳ thực cũng chẳng hề oan ức. Tất cả dường như đều được giải quyết trong bản cập nhật thứ ba: Champion Edition.

Street Fighter V: Champion Edition đưa tựa game này trở lại và lợi hại hơn xưa khi mang đến 40 đấu sĩ, 34 màn chơi và sương sương hơn 200 bộ trang phục thay lai rai cho các nhân vật. Hàng loạt các tinh chỉnh cân bằng giữa các “đấu sĩ đường phố” cũng được triển khai và không thể không nhắc đến chế độ chơi Arcade hấp dẫn được “lấy cảm hứng” từ những tựa game Street Fighter cũ xuất hiện trong bản cập nhật Arcade Edition. Trên hết, đáng chú ý nhất trong bản cập nhật Champion Edition là bổ sung thêm V-Skill thứ hai cho mỗi nhân vật, giúp cuộc tranh tài giữa các đối thủ thêm phần kịch tính hơn.

Với những bạn nào cũng như tôi chưa từng trải nghiệm bất kỳ phiên bản Street Fighter V nào trước đây, khối lượng nội dung khi lần đầu bước chân vào bản cập nhật Champion Edition có thể khiến người chơi choáng ngộp. Hàng loạt các ghi chú và mô tả tính năng mới xuất hiện dồn dập, cung cấp rất nhiều thông tin về cập nhật gameplay làm tôi cảm thấy lùng bùng như vừa trúng đòn Hadoken của anh Ryu. Chưa kịp hoàn hồn, phần giới thiệu hàng loạt các tính năng mới như Ryu “nã” Shoryuken khiến tôi bị hạ K.O ngay khi còn chưa kịp trải nghiệm lấy một giây nào.

So với những tựa game song đấu đối kháng khác như  mà tôi trải nghiệm gần đây, trải nghiệm Street Fighter V: Champion Edition phức tạp hơn nhiều. Trò chơi vẫn duy trì hệ thống tuyệt kỹ nhiều thao tác bấm nút rắc rối quen thuộc, kết hợp cơ chế V-Gauge mới để tạo chiều sâu hơn cho hệ thống chiến đấu vốn đã trở thành tượng đài của thể loại song đấu đối kháng hàng chục năm nay. Ở góc độ người chơi, đây không phải là trải nghiệm dành cho tất cả, nhất là những người chơi casual. Tuy không phải lần đầu trải nghiệm một tựa game Street Fighter, nhưng có lẽ do đã quen với lối chơi song đấu casual hơn của nhiều tựa game thuộc thể loại này gần đây, nên cảm giác “đấu võ đường phố” của tôi ban đầu khá vụng về.

Thế nhưng, một khi đã “trăm hay không bằng tay quen” và biết kết hợp đúng thời điểm với hệ thống V-Gauge “liều ăn nhiều”, người chơi có thể tạo nên những chiến thuật chiến đấu vô cùng hào hứng. Về cơ bản, V-Reversal, V-Trigger là những “cung bậc” V-Gauge, trao cho bạn cơ hội lật ngược tình thế trong những khoảnh khắc sinh tử, nhưng V-Skill là một đẳng cấp khác. Thử tưởng tượng đối thủ đang nhếch mép cười thầm và chuẩn bị “tiễn bạn lên đường”, việc kích hoạt V-Trigger và giáng V-Skill đúng lúc có thể thay đổi thế thượng phong trong trận chiến, không hào hứng mới lạ. Không những vậy, thiết kế màn đấu (stage) đều khá sinh động, rực rỡ màu sắc với các NPC cổ vũ nhiệt tình đầy hài hước cũng là điểm cộng không nhỏ trong trải nghiệm game.

Chưa kể, hàng loạt các easter egg ẩn giấu trong các stage cũng là mang đến cảm giác thú vị khi người chơi vô tình phát hiện ra. Mặt khác, Street Fighter V: Champion Edition còn có giá trị chơi lại rất cao nhờ vào các chế độ chơi đa dạng, chẳng thiếu gì từ Story hay Arcade đã quá quen thuộc nhưng không chỉ gói gọn trong đó, mà còn nhiều chế độ khác như Extra Battle hay Survival để người chơi thử sức với CPU. Nếu muốn, trò chơi vẫn có chế độ chơi Versus và hỗ trợ đấu online với các đối thủ quốc tế trong Ranked Match (đấu thăng hạng) cũng như Casual Match (đấu giao lưu). Tuy nhiên, tính năng đấu online có vẻ không tốt như kỳ vọng, không rõ là do tình trạng mạng chập chờn ở nước ta như hiện nay hay là do vấn đề từ chính trò chơi.

Đáng chú ý, Street Fighter V: Champion Edition cũng rất “để bụng” nếu người chơi ragequit và sau này sẽ xếp bạn đấu chung với những “đồng môn” này. Thế nhưng, tôi cũng không biết chắc tính chính xác của hệ thống “chống gian lận” khi xác định ragequit và trường hợp nào là do vấn đề mạng internet của người chơi. Ở góc độ cá nhân, tôi vẫn nghĩ hệ thống này là con dao hai lưỡi, nhất là khi đấu thăng hạng vẫn có khả năng mạng chập chờn dẫn đến những kết quả oan uổng, nên tốt nhất vẫn là ngồi cạnh nhau đấu. Nếu thấy tiềm năng sắp thua tới nơi vẫn có thể giở “chiêu trò” ngoài đời để giành thắng lợi cũng vẫn vui. Tất nhiên, nếu bạn chơi chuyên nghiệp thì khác, nhưng trường hợp này rõ ràng không thuộc phạm vi của bài viết rồi.

Ở góc độ hình ảnh, Street Fighter V: Champion Edition có vẻ đã giảm bớt hoặc loại bỏ những hình ảnh khiêu gợi mang tính fan service mà tôi từng thấy trong phiên bản gốc Street Fighter V. Cá nhân tôi không thích tạo hình nhân vật có phần vai u bắp thịt cuồn cuộn này lắm, mang cảm giác hơi “xôi thịt” ở các nhân vật nữ. Điều này có vẻ ngược lại với cảm nhận của tôi về 34 màn đấu khá sinh động của trò chơi. Tuy nhiên, đây chỉ là cảm nhận khá nặng tính cá nhân nên tôi cũng không xem là điểm trừ. Trong khi đó, hiệu ứng hình ảnh màu mè và đẹp mắt vẫn là điểm cộng đối với bất kỳ tựa game song đấu đối kháng nào, khó có thể phủ nhận chúng giúp trải nghiệm thêm phần hào hứng rất cần thiết cho trận đấu.

Thế nhưng, một điều khiến tôi cảm thấy hơi phiền phức là hệ thống tiền tệ trong Street Fighter V: Champion Edition khá rắc rối. Trong đó, Fight Money (FN) là tiền tệ quan trọng nhất, có được từ trải nghiệm các chế độ chơi thông thường như Story, Arcade hay Survival… Sử dụng FN là cách duy nhất để người chơi các phiên bản Street Fighter V cũ được sở hữu mọi thứ trong game mà không phải tốn tiền thật mua Season Pass hoặc các gói DLC, như các “đấu sĩ đường phố” yêu thích cho đến màn chơi mới hay trang phục cho nhân vật … Vấn đề ở chỗ, Champion Edition tuy có sẵn rất nhiều nội dung, nhưng không phải phiên bản tất cả trong một. Vẫn còn vài nội dung đòi hỏi bạn phải chi tiền thật hoặc “cày” FN để sở hữu.

Chính vì thế, điểm cộng của Fight Money là trao cho người chơi quyền lựa chọn. Nếu muốn, bạn có thể tung “tiền tươi thóc thật” mua DLC nhân vật hoặc Season Pass nhưng nếu không, người chơi hoàn toàn có thể trải nghiệm game lâu dài để kiếm FN cho những gì mình muốn. Thiết kế này có vẻ để hạn chế tình trạng phân mảnh người chơi giữa các phiên bản cập nhật khác nhau như Street Fighter IV từng mắc phải, nhưng một số chế độ chơi cũng sử dụng FN như một khoản phí bắt buộc để bạn trải nghiệm, chẳng hạn như Extra Battle. Phát hiện này khiến tôi có cảm giác khá lẫn lộn về ý định thật sự trong việc thiết kế hệ thống tiền tệ này. Đã thế, game lại còn những “hệ thống tiền tệ” khác như Fortune Ticket hay League Point, rất dễ khiến người chơi mới lúng túng.

Thế nhưng, vấn đề lớn nhất của Street Fighter V: Champion Edition là mức giá quá hời cho người chơi mới so khoản tiền mà người chơi cũ phải bỏ ra mua Upgrade Kit để có thể truy cập nhanh vào các nội dung của Champion Edition mà không phải “cày” Fight Money để mở khóa. Thiệt thòi nhất vẫn là những người chơi cũ từng phải mua phiên bản gốc nguyên giá, cùng hàng loạt các Season Pass đắt giá trước khi các bản cập nhật như Aracde Edition hay Champion Edition xuất hiện. Tất nhiên, bạn vẫn có thể chọn giải pháp “cày” FN để mở khóa tất cả mọi thứ thay vì bỏ tiền túi mua Upgrade Kit. Thế nhưng, lựa chọn này kỳ thực là “đoạn trường tân thanh” mà chỉ những ai lâm vào rồi mới thấu hiểu.

Sau cuối, Street Fighter V: Champion Edition mang đến một trải nghiệm song đấu đối kháng hoàn thiện hơn rất nhiều so với phiên bản gốc đầy thị phi ra mắt cách đây bốn năm. Tuy nhiên, việc định giá của sản phẩm dường như quá ưu ái đến người chơi mới khi mức giá cho bản “full không che” Champion Edition và Upgrade Kit chênh lệnh không đáng kể. Trong khi đó, người chơi cũ đã từng tốn tiền nguyên giá một lần cho tựa game gốc Street Fighter V, nay lại phải mua thêm Upgrade Kit với giá cao gần ngang ngửa trọn bộ Street Fighter V: Champion Edition. Nếu lần đầu đến với tựa game này, đây chắc chắn là cái tên rất đáng chú ý nhưng trường hợp còn lại thì tùy vào mức độ “fan cứng” của bạn thôi.

Street Fighter V: Champion Edition được phát hành cho PC (Windows) và PlayStation 4.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

Đĩa Game PS4 Street Fighter Champion - Hàng Nhập Khẩu
Đĩa Game PS4 Street Fighter Champion - Hàng Nhập Khẩu

Giá MSTR

Thông tin chi tiết

Thương hiệuNewgame
Xuất xứ thương hiệuNhật Bản
Kích thước18x15x3
Phụ kiện đi kèm1 x đĩa nguyên seal
Xuất xứNhiều quốc gia
Trọng lượng0.2kg
SKU2742492044480
Liên kết: Nước cân bằng cho da mụn Dr. Belmeur Clean Face Mild Toner (145ml)